Cao su SBR có tên đầy đủ là Styrene-Butadiene Rubber, có tính chất cơ lý tương tự cao su thiên nhiên (NR) nhưng kém hơn về cường độ chịu kéo, độ giãn dài, tính đàn hồi bật nảy và đàn hồi chậm hơn. Hãy cùng cao su Khánh Đạt tìm hiểu rõ hơn về vật liệu này nhé.
Giới thiệu chung về cao su SBR
- Cao su SBR có mạch phân tử vô định hình nên có độ bền kéo xé không cao nên thường được kết hợp với các chất độn gia cường (Than đen, Silica, …) để tăng độ bền cho hỗn hợp cao su.
- Cao su SBR hoạt động bền bỉ trong các môi trường có tính axit, rượu nhưng dễ hỏng hóc khi tiếp xúc với các dung môi thơm, hydrocarbon clo hoá (Trong các chất lỏng như Mỡ, Xăng, Dầu khoáng …).
- Khi hoạt động trong môi trường ngoài trời tự nhiên, SBR có tính ổn định hơn NR nhưng chưa tốt bằng cao su CR (Neoprene) và cao su EPDM.
- SBR chỉ làm việc với nhiệt độ trong khoảng từ -40 độ C đến 100 độ C là đảm bảo được các tính chất cơ lý.
Các tính chất nổi bật của cao su SBR
- Tính kháng lão hoá nhiệt: Ổn định trong toàn bộ dải nhiệt độ tối đa lên tới 100 độ C trong thời gian dài.
- Tính kháng mài mòn: Tốt hơn so với cao su thiên nhiên.
- Giá thành: Có giá thành rất tiết kiệm so với các loại cao su như CR, EPDM, NBR, BR.
- Khả năng phối trộn: Cao su SBR rất ít khi sử dụng một mình mà được phối trộn với các loại nền khác như NR/SBR đảm bảo sự cân bằng những tính năng làm việc tốt nhất cũng như tính kháng mài mòn và ma sát được cải thiên đáng kể.
- Khả năng chống lão hoá: Bản chất có nối đôi trong mạch không bão hoà trong mạch chính nên SBR tính bền với ánh sáng, thời thiết không tốt (Cần sử dụng phòng lão trong đơn cao su).
- Hoá chất: Kháng nước tốt (So với NR) trong nước thải có tính axit từ thấp đến trung bình và tính kiềm. Ngoài ra SBR không có khả năng làm việc trong các môi trường có tính oxy hoá mạnh như xăng, dầu …
- Độ bền kết dính: SBR kết dính với các vật liệu khác rất tốt như kim loại, cao su …
- Phối màu: Tính tạo màu đã làm nên sự nổi bật cho cao su SBR với khả năng kết hợp màu sắc rất tốt nên dùng để làm logo, tấm cao su màu sắc theo yêu cầu. Bên cạnh đó SBR được dùng làm cao su nền cho các hoá chất như lưu huỳnh dạng masterbatch (S), xúc tiến …
Trên đây là một số chia sẻ của cao su Khánh Đạt về tính chất cơ bản của cao su SBR. Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về ngành cao su hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi qua hotline: 0986781296 hoặc email: dat.ntd@caosukhanhdat.vn. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé!
Tôi là Nguyễn Trọng Đạt – Quản lý sản xuất và kỹ thuật của Công ty TNHH cao su kỹ thuật Khánh Đạt. Với chuyên môn hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cao su và cung cấp các sản phẩm làm từ cao su. Một số khách hàng chúng tôi đã cung cấp: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, EVN, PTSC cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.