Tổng quan và sự khác biệt chính giữa cao su NBR và EPDM
- Sự khác biệt chính giữa cao su NBR và EPDM liên quan tới polymer thơm. Đều là vật liệu có tính đàn hồi có thể co giãn khi tác động thêm ngoại lực và dễ dàng trở lại hình dạng ban đầu khi loại bỏ lực tác dụng.
- Cao su tự nhiên thu được từ mủ cây cao su là cách phổ biến nhất để sản xuất ra nguyên liệu cao su. Tuy nhiên cũng có nhiều cách để tổng hợp ra loại vật liệu này.
- Cao su EPDM là một loại polymer thơm trong khi NBR thì không phải.
Cao su NBR là gì?
- NBR là cụm từ viết tắt của Nitrile Butadiene Rubber hay còn gọi là cao su Nitrile, cao su Buna-N, hoặc Acrylonitrile Butadien. Là một trong những loại cao su tổng hợp được sản xuất từ các monome acrylonitrile và butadiene. Cao su NBR được biết đến với những tên thương mại cực kỳ phổ biến như: Perbunan, Nipol, Krynac, v.v…
- Cao su NBR có khả năng chịu dầu, nhiên liệu và hầu hết các hoá chất. Vì vậy đây là vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không với những sản phẩm đặc trưng như: ống xử lý nhiên liệu và dầu, gioăng cao su chịu dầu cho thùng nhiên liệu, tấm cao su chịu dầu, v.v…
- Ngoài ra NBR rất hữu ích trong ngành công nghiệp hạt nhân hoặc găng tay bảo hộ vì có tính ổn định cao trong dải nhiệt độ lớn (Từ -40oC đến 108oC). Điều này giúp NBR trở thành vật liệu lý tưởng và khó có thể thay thế cho các ứng dụng như các mặt hàng đúc, chất kết dính, gioăng làm kín, bọt biển, bọt nở hay thảm trải sàn.
- NBR có tính phục hồi tốt và không gây ra phản ứng dị ứng cho da nên được dùng để sản xuất các vật dụng dùng một lần trong phòng thí nghiệm với mục đích làm sạch và sản xuất găng tay kiểm tra.
Cao su EPDM là gì?
- EPDM là cụm từ viết tắt của Ethylene Propylene Diene Monomer Rubber. Là một trong những loại cao su tổng hợp thuộc nhóm vật liệu đàn hồi và có các chuỗi Poly-Ethylene bão hoà. Các monomer được sử dụng trong sản xuất EPDM là: Ethylene, Propylene cùng Comonomer Diene.
- Cấu trúc của EPDM cho phép liên kết chéo thông qua quá trình lưu hoá bằng lưu huỳnh.
- Cao su EPDM có mạch bão hoà nên có khả năng chịu nhiệt độ, ánh sáng và Ozone tốt hơn rất nhiều so với các loại cao su khác như cao su tự nhiên, SBR và Neoprene. Ngoài ra cao su EPDM có thể chịu nhiệt độ tới 150oC và hoạt động bền bỉ ở ngoài trời trong thời gian dài mà không bị xuống cấp và có độ đàn hồi tốt khi hoạt động ở nhiệt độ thấp.
Sự khác biệt giữa cao su NBR và EPDM
Cao su NBR | Cao su EPDM |
---|---|
Nitrile Butadiene Rubber | Ethylene Propylene Diene Monomer Rubber |
Acrylonitrile và Butadien monomer | Ethylene, Propylene và một comonomer dinene |
-40oC ÷ 108oC | 150oC |
Hoạt động tốt trong dầu, nhiên liệu và hầu hết các hoá chất | Hoạt động trong dải nhiệt độ rộng, Ozone và thời tiết |
Phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không | Phổ biến làm gioăng, màng cao su, gioăng cửa |