Cao su EPDM, giống như các loại cao su khác, được sản xuất thông qua quy trình cán luyện cao su EPDM với các bước: Luyện kín, Luyện hở và Xuất tấm. Mặc dù quy trình cơ bản như trên, nhưng do các mã EPDM có các thông số kỹ thuật khác nhau, quy trình cán luyện cũng có thể biến đổi tùy thuộc vào đặc tính của từng mã. Hãy cùng cao su Khánh Đạt tìm hiểu về quy trình cán luyện cao su EPDM nhé!
Tìm hiểu về cao su EPDM
- Cao su EPDM là một loại cao su tổng hợp có rất nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp nặng.
- EPDM có khả năng chống chịu hoá chất cực tốt và bền bỉ với môi trường.
- Hãy tìm hiểu rõ hơn về cao su EPDM trong bài viết sau: Cao su EPDM là gì?
Lựa chọn quy trình cán luyện cao su EPDM
- Cao su EPDM có tính chất phụ thuộc tập trung vào độ nhớt. Mã EPDM nào có độ nhớt thấp hoặc hàm lượng Ethylene thấp dễ cán luyện hơn so với mã EPDM có độ nhớt cao hoặc hàm lượng Ethylene cao.
- Tuy nhiên đối với mã EPDM khó cán luyện lại dễ ngậm khối lượng hoá chất khác tốt hơn như: Silica, Than đen, Dầu hoá dẻo, …
- Có 2 phương án để chọn cách cán luyện EPDM thông dụng nhất là dựa vào độ cứng: Lớn hơn 80 Shore A hoặc nhỏ hơn 50 Shore A
Đối với hỗn hợp cao su EPDM có độ cứng lớn hơn 80 Shore A
- Chọn hệ số điền đầy F = 0,7 và chia quá trình cán luyện thành các giai đoạn nhỏ.
- Đảm bảo dầu, than đen hoặc silica được phân tán đều và không bị quá tải.
- Áp suất trong buồng tối thiểu đạt 75kg/cm2. Nhiệt độ 130oC – 135oC.
Đối với hỗn hợp cao su EPDM có độ cứng dưới 50 Shore A
- Chọn hệ số điền đầy F = 0,85 và sử dụng phương pháp upside down.
- Upside down là chế độ cán luyện theo thứ tự: Dầu hoá dẻo/Than đen/Silica – Cao su EPDM – Hoá chất.
- Quá trình cán luyện tuân thủ chính xác: 1/2 dầu + 2/3 than đen thêm vào trước và thêm nốt lượng còn lại sau khi giai đoạn 1 đã phân tán hoàn toàn hoá chất.
- Áp suất trong buồng tối thiểu đạt 55kg/cm2. Nhiệt độ 120oC – 130oC.
Sau khi hoàn thành phối trộn trong luyện kín thực hiện xả luyện và sử dụng máy cán 2 trục đảo đều cho tới khi compound ôm trục và xuất tấm để nguội. Các hoá chất lưu hoá bao gồm: Xúc tiến và Module lưu hoá được thêm vào sau khi để nguội ít nhất 4 tiếng.
Các câu hỏi về cao su EPDM
Tại sao cao su EPDM lại được gọi là cao su kháng thời tiết?
Trước tiên phải hiểu rõ EPDM là cụm từ đại diện cho các thông tin: “E” – Ethylene; “P” – Propylene; “M” – Mạch chính Polymethylene (-(CH2)x-) và “D” – Đại diện cho monomer thứ ba, một Diene, tạo sự không bão hòa cho phân tử. Các liên kết đôi không bão hoà không nằm ở trên mạch chính mà được thêm vào vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với comonomer thứ ba, là một DIEN không liên hợp. Vì vậy, một liên kết đôi của Diene này sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa. Đồng thời một liên kết đôi còn lại không phản ứng, hoạt động như vị trí để kết mạng lưu huỳnh. Điều này giúp cao su EPDM duy trì tính kháng lão hóa rất tốt mà copolymer có được.
Cao su EPDM có thể lưu hoá bằng hệ Peroxide được không?
Được.
So với kết mạng bằng lưu huỳnh thì lưu hoá bằng Peroxide có những ưu điểm như: Không bị tự lưu, Dễ phối trộn, Biến dạng nén tốt và Khả năng chịu nhiệt độ cao hơn.
Các dạng sản phẩm tấm cao su EPDM
Tôi là Nguyễn Trọng Đạt – Quản lý sản xuất và kỹ thuật của Công ty TNHH cao su kỹ thuật Khánh Đạt. Với chuyên môn hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cao su và cung cấp các sản phẩm làm từ cao su. Một số khách hàng chúng tôi đã cung cấp: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, EVN, PTSC cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.