Tính kháng dung môi của cao su EPDM

Giới thiệu nhanh về cao su EPDM

Cao su EPDM (Ethylene-Propylene-Dien) là loại cao su không phân cực được sử dụng nhiều trong các môi trường có chứa dung môi nồng độ và nhiệt độ cao (Có thể lên tới 180oC nếu không có nhóm Diene).

Tìm hiểu chi tiết về cao su EPDM

Cao su EPDM có thể hoạt động tốt với các dung môi bao gồm:

  1. Ketones như: Acetone, MEK, Ethyl Acetate.
  2. Acid và kiềm yếu như: HCl 30%, H2SO4 50%, H2O2 10% và NaOH.
  3. Bột giặt, Phosphate Ester, Rượu, Glycol.
  4. Kháng dầu Silicone.
  5. Và nhiều loại dung môi khác.

Kiểm tra tính kháng dung môi của cao su EPDM

Cao su EPDM dễ bị phá huỷ, thay đổi hình dạng khi tiếp xúc với các Hydrocarbon, Dầu (Parafine), Dầu bôi trơn, Dầu động cơ, Dầu thông, …

Để kiểm tra các loại vật liệu cao su không rõ ràng có phải là cao su EPDM hay không thì độ trương nở là phương pháp kiểm tra cho kết quả chính xác và nhanh chóng nhất cũng như không cần sử dụng tới các thiết bị kỹ thuật cao.

Kiểm tra cao su EPDM
Kiểm tra cao su EPDM

Quy trình kiểm tra và xác định cao su EPDM

  • Cắt mẫu và cân khối lượng ban đầu: Mo
  • Ngâm mẫu trong dung môi MEK/Acetone (Lưu ý: Mẫu nằm ngập trong dung môi).
  • Sau 24 giờ ngâm mẫu, đưa mẫu ra khỏi dung môi, để khô và cân lại khối lượng: M1
  • Xác định độ trương nở: φ = (M1-Mo)/Mo x 100%.
  • Nếu độ trương nở φ < 10%, thì có thể xác nhận mẫu cao su này là cao su EPDM. Nếu độ trương nở càng thấp thì cao su EPDM có chất lượng càng cao.
Cao su EPDM bị nở trong môi trường dầu bôi trơn
Cao su EPDM bị nở trong môi trường dầu bôi trơn

 

Đánh giá nội dung
Quản lý Nguyễn Trọng Đạt trong một lần tìm hiểu thị trường tại Trung Quốc

Tôi là Nguyễn Trọng Đạt – Quản lý sản xuất và kỹ thuật của Công ty TNHH cao su kỹ thuật Khánh Đạt. Với chuyên môn hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cao su và cung cấp các sản phẩm làm từ cao su. Một số khách hàng chúng tôi đã cung cấp: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, EVN, PTSC cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.