Lưu hoá cao su

Lưu hoá cao su là quá trình bức xúc nhiệt làm thay đổi độ cứng và cơ tính của cao su. Việc sử dụng các loại chất xúc tác và chất hỗ trợ xúc tiến với tỉ lệ vàng là điều cực kỳ quan trọng. Về khoa học, lưu hoá được định nghĩa là quá trình phản ứng hoá học sử dụng nhiệt độ và chất hỗ trợ khâu mạch để chuyển hoá mạch thẳng thành mạng không gian mà vẫn đảm bảo tính đàn hồi và tính dẻo của cao su.

Các hoá chất hỗ trợ lưu hoá phổ biến

  • Lưu huỳnh (S) là nguyên liệu tạo mạch ngang. Tăng đầu vào lưu huỳnh có khả năng giảm bớt thời gian lưu hoá. Tuy nhiên liên kết có xu hướng dễ vỡ, gẫy.
  • Selen – Se. Việc sử dụng kẽm oxit (ZnO) để giảm bớt mạch ngang của lưu huỳnh và tạo ra các liên kết Carbon giúp đảm bảo độ ổn định nhiệt sau khi lưu hoá. Ngoài ra chất liệu này được sử dụng tạo liên kết giữa các Polymer chứa gốc Carboxyl, Butyl, Halogen, NBR hoặc Styren-Butadiene Caboxyl hoá.
  • Peroxit.
  • Nhựa lưu hoá.
  • MgO hay có thể gọi là Magox, sử dụng cho liên kết mạng oxit kim loại. Kích thước hạt rất mịn, hàm lượng tinh và hoạt tính cao. Áp dụng nhiều cho các lớp nền cao su Neoprene.
Chất hỗ trợ lưu hoá cao su
Chất hỗ trợ lưu hoá cao su

Khả năng kết hợp

  • Không mang một định luật nào áp dụng được tất cả cho các vật liệu cao su. Với những lớp nền có một gốc, chuỗi các mạch khác nhau. Việc sử dụng chất phá mạch và kết nối lại, tạo nên một sản phẩm khác được dựa vào kinh nghiệm và kiến thức thực tế.
  • Ví dụ như đối với cao su Silicone, peroxit là chất hỗ trợ lưu hoá rất phù hợp với tỉ lệ theo độ dày cao su.
  • Hoặc cao su thiên nhiên, các xúc tiến như Kẽm, DM, D, Cz hay lưu huỳnh được phát triển toàn bộ bằng việc lưu hoá thử.
4.6/5 - (5 bình chọn)