PU (Poly Urethane) là vật liệu đàn hồi, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và thực phẩm. Với đặc tính nổi bật là độ bền cao, chống chịu được các hoá chất, môi trường khắc nghiệt như: Oxi hoá, Acid, Bazơ … đã được ứng dụng tại rất nhiều vị trí làm việc đặc biệt. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu một hiện tượng khá phổ biến khi sản xuất vật liệu PU đó chính là bọt, bong bóng được tạo nên trong dạng PU đổ khuôn.
Nguyên nhân gây ra bọt khí khi chế tạo sản phẩm PU dạng đổ khuôn.
- Tại mạch chính của Polyurethane có -NCO tự do, là thông số quyết định để tính lượng chất kết mạng.
- Có rất nhiều đơn vị sản xuất chưa biết về một tính chất đó là nhóm -NCO có phản ứng được với H2O (Có trong không khí ẩm, hoặc bị ẩm khi lưu trữ) để tạo thành khí CO2, đây chính là nguyên nhân tạo ra bọt hoặc bong bóng khí trào lên ít nhiều và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Cách khắc phục hiện tượng bọt khí
- Luôn đóng kín nắp thùng sau khi chiết rót, sử dụng.
- Sử dụng khí Nitơ khô xả vào thùng chưa nguyên liệu mục đích làm giảm khả năng hấp thụ ẩm, không khí từ môi trường xung quanh.
- Sử dụng nguyên liệu PU hệ TDI – Ether thay vì PU hệ TDI Ester.
- Bảo quản các hoá chất kết mạng cho độ cứng/mềm khác nhau như: TMP, TIPA, Isonol … cũng như dầu hoá dẻo hoặc dung dịch chống dính khuôn.
- Ngoài ra các vật liệu tạo màu cho PU cũng rất dễ hút ẩm nên bảo quản kỹ càng.
Tôi là Nguyễn Trọng Đạt – Quản lý sản xuất và kỹ thuật của Công ty TNHH cao su kỹ thuật Khánh Đạt. Với chuyên môn hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cao su và cung cấp các sản phẩm làm từ cao su. Một số khách hàng chúng tôi đã cung cấp: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, EVN, PTSC cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.