Silica – Giới thiệu chung
- Silica có công thức hoá học là SiO2 (Dioxide Silic) có độ cứng tương đối cao. Có cấu trúc phân tử liên kết dưới dạng tinh thể và vô định hình.
- Trong tự nhiên Silica xuất hiện phổ biến trong cát, thạch anh, đá mã não, tridimide, … với dạng tinh thể và vi tinh thể.
- Ngoài ra SiO2 tổng hợp (nhân tạo) được sản xuất với hình dạng như bột hoặc keo có cấu trúc vô định hình.
Ứng dụng của than trắng trong ngành cao su
- Silica sử dụng trong ngành cao su là Silica kết tủa.
- Được sử dụng làm bột gia công, tăng cường cơ lý cho các vật liệu đàn hồi đặc biệt trong khả năng tăng độ cứng của cao su.
- Cho kết quả độ bền kéo đứt cao, chống xé rách và tạo được khả năng chịu mài mòn cao cho hỗn hợp.
Thông số kỹ thuật của Silica kết tủa
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
1 | Hình dạng | – | Bột, vảy, hạt |
2 | Màu sắc | – | Trắng |
3 | Tỷ lệ SiO2 | % | > 98 |
4 | Tỷ lệ hao hụt(*) | % | < 2% |
5 | Độ pH | – | < 7 |
6 | Diện tích bề mặt riêng | m2/g | 180 |
7 | Tỷ lệ muối Na2SO4 | % | < 0,8 |
- Kích thước hạt được đánh giá qua chỉ tiêu diện tích bề mặt, cũng là chỉ tiêu đại diện cho bột gia cường này. Giá trị diện tích bề mặt càng lớn thì mức gia cường càng cao. Giá trị diện tích bề mặt của SiO2 cao hơn diện tích bề mặt của than đen có cùng kích thước hạt.
- Silica kết tủa có cấu trúc khối, không phải dạng chuỗi, được tạo nên bởi liên kết Hydro của các hạt lẻ, cấu trúc này dễ bị biến đổi và mất đi khi phối trộn. Dẫn tới việc tăng độ nhớt cho hỗn hợp khi khi kết mạng.
- Ngoài ra, bề mặt SiO2 được bão hoà bởi nhóm Silanol (-SiOH-) tạo nên sự ưa nước của SiO2 kết tủa dẫn đến nhiều yếu tố thay đổi biến tính của hỗn hợp cao su.
