Các tỉnh thành miền Trung vừa trải qua liên tiếp các cơn bão lũ. Các vườn, rừng cao su tại Quảng Nam đang nhanh chóng xử lý thiệt hại và tìm phương án trồng các loại cây khác. Đặc biệt sau cơn bão số 9, số lượng cây cao su bị quật đổ đã khiến không ít những người dân ở Huyện Bình Sơn (Tỉnh Quảng Ngãi) tiếc nuối và khó để chấp nhận sự mất mát to lớn này.

Sau chuyến thăm Nông trường Cao su Hiệp Đức (Huyện Hiệp Đức, Tỉnh Quảng Nam), trải qua những trận bão lớn, chỉ còn lại những khoảng đồi trống. Không những thế, những thân cây cứng cáp gãy hỏng ngổn ngang thực sự đau xót.
Được ví là thủ phủ của “Vàng trắng” tại Quảng Nam, những miền đất trung du Hiệp Đức chiếm tới 50% diện tích đất trồng cao su đã phát triển (Khoảng 14.000ha trong tổng số 50.000ha được nhà nước cung cấp). Số diện tích đất còn lại chia đều cho Nam Giang, Núi Thành, Đông Giang, … Và đây là lí do khiến cho thiệt hại tại Hiệp Đức thực sự quá khốc liệt.
Ngưng trồng và phát triển cây cao su
Gia đình nhà Ông Ngô Văn Sơn (56 tuổi, ngụ tại Xã Núi Thành, Huyện Hiệp Đức) cho biết từ cuối năm 2005, gia đình đã vay vốn và đầu tư trồng hơn 3ha cây cao su. Tuy nhiên đến khi có thể thu hoạch thì gặp phải con bão số 10 (Năm 2013) đã phá huỷ hàng loạt diện tích cây trồng, gây thiệt hại rất lớn cho gia đình. Không ngừng hi vọng, gia đình tiếp tục nuôi hi vọng, ra sức chăm sóc lại “mảnh đất vàng” với mong ước cạo mủ vào năm 2018. Không may giá bán quá thấp nên ông cùng gia đình không thực hiện bán hàng và quyết định giữ lại chờ. Cho tới năm 2020, giá mủ còn xuống chạm đáy do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thậm chí hàng cây tiếp tục gánh chịu thêm một cơn bão quật ngã gần 2ha cao su.
“Mỗi phần tử cao su riêng tiền giống đã hết 40.000 đồng, chưa kể việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Bây giờ cây cối hỏng hóc, gia đình bán hết cho thương lái nhằm rút vốn để tiếp tục trang trải cuộc sống. Những cây có thân nhỏ thì đành chặt làm củi đun”, ông Sơn buồn bã.

Theo ông Nguyễn Như Công (Chủ tịch UBND Huyện Hiệp Đức), cho hay xấp xỉ 2000ha cây cao su đại và tiểu điền trên địa bàn đã bị gãy đổ sau sự phá huỷ của các cơn bão trong năm 2020. Ông cho biết địa phương vẫn đang tập trung cố gắng khắc phục sự cố và hỗ trợ nhân dân vẫn phải cần sự can thiệp cũng như hỗ trợ từ TW. Nhất là khi nông dân trồng cây cao su vẫn chưa có bất cứ một chính sách hỗ trợ nào.
Địa phương sẽ kiến nghị việc dừng trồng cây cao su tới UBND tỉnh Quảng Nam. Đồng thời chuyển sang trồng loại khác nhằm giảm bớt thiệt hại cho nông dân khỏi bão lũ. Ví dụ như thay đổi sang xây dựng khu công nghiệp, làm nông nghiệp công nghệ cao hoặc chăn nuôi.
Theo số liệu cung cấp, ông Lê Minh Hưng (Phó giám đốc sở NN-PTNT) cho biết thiệt hại toàn tỉnh ghi nhận tới hơn 4000ha cây cao su bị đốn ngã (Tức chiếm đến 30% lượng cây cao su của toàn tỉnh). Cho tới nay, tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đang có dự định tính toán lại toàn bộ cao su đại điền. Riêng tiểu điền đã chuyển đổi rất nhiều.
Chúng tôi sẽ có hướng để người dân chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn để hạn chế thiệt hại. Quảng Nam sẽ không phát triển trồng thêm cây cao su nữa!
Ông Lê Minh Hưng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam